18 May

REshare.vn – Bất cứ sản phẩm nào đều phải trải qua quy trình sản xuất, đưa ra thị trường, khách hàng mua dùng và rồi khi nó không còn tác dụng nữa thì vứt đi. Quần áo là một trong rất nhiều đồ vật khác có một “ vòng đời” như vậy. Nó là đồ vật thiết yếu, bất cứ ai cũng cần dùng đến, chưa kể nó tăng lên theo từng ngày, từng tháng , từng năm để phục vụ cho nhu cầu ngày càng cao của con người.

Sản xuất quần áo nhiều có tốt không?

Trước đây, vải được làm từ các loại sợi tự nhiên như len, bông, lụa còn bây giờ thì các loại sợi tổng hợp rẻ tiền như polyeste hoặc sợi nylon đang dần thay thế, được nhiều người ưa chuộng.

Polyeste khi được tạo ra sẽ có ảnh hưởng gì

Polyester tổng hợp được tạo ra từ phản ứng hóa học của than, dầu mỏ, không khí và nước  hai trong số đó là nhiên liệu hóa thạch. Khi than bị đốt cháy, nó tạo ra một lượng lớn chất gây ô nhiễm không khí có chứa carbon dioxit. Khi dầu mỏ được sử dụng, nó tạo ra một số chất gây ô nhiễm không khí như hạt vật chất, oxit nitơ, cacbon monoxit, hydro sulfua và lưu huỳnh đioxit. Việc tạo ra các sợi polyester gây ra ô nhiễm, cũng như việc tiêu hủy nó. Polyester là chất “không phân hủy sinh học” có nghĩa là nó không bao giờ có thể được chuyển đổi sang trạng thái vốn có trong thế giới tự nhiên. Bởi vì tất cả thời gian và nguyên liệu cần có để tạo ra polyester không bao giờ có thể trở lại trạng thái có thể đóng góp vào bất kỳ chu trình dinh dưỡng tự nhiên nào nên polyester có thể được coi là tiêu tốn nhiều năng lượng mà không thu được lợi nhuận ròng.

Quần áo làm từ Polyeste

Khi quần áo polyester được giặt, các hạy vi nhựa sẽ rụng ra và xâm nhập vào hệ thống nước, dẫn đến ô nhiễm vi mô trong nước, bao gồm cả đại dương. Do các chất ô nhiễm vi mô có kích thước nhỏ nên cá ở vùng sông nước dễ dàng hấp thụ chúng trong chất béo trong cơ thể của chúng. Sau đó, con người sẽ tiêu thụ cá và cũng sẽ hấp thụ các chất vi nhựa polyester trong cá trong một quá trình gọi là quá trình phản ứng hóa sinh học.

Mọi người xử lý quần áo dư thừa như thế nào?

Nếu như có ai nhận ra được sự lãng phí khi vứt đi quần áo cũ thì họ sẽ đem quyên góp hoặc tái chế thành một đồ vật khác. Đó là một cách xử lý theo hướng tích cực. Còn theo hướng ngược lại thì đem đống quần áo đó cho vào thùng rác, vừa đơn giản vừa đỡ tốn công suy nghĩ nên làm gì với nó. Làm theo cách này thì vấn đề của chúng ta đã được giải quyết ổn thỏa nhưng chúng ta lại tạo ra một vấn đề khác cho môi trường tự nhiên.https://blog.reshare.vn/wp-admin/post.php?post=407&action=edit

Đôi khi tôi luôn thấy xung quanh có những cá nhân hành động đối lập với lời nói, họ kêu gọi bảo vệ môi trường nhưng bản thân lại đang làm điều ngược lại. Có khi trong suy nghĩ của họ, hình ảnh những nhà máy xả nước thải, những cột khói đen xì là gây ô nhiễm cho môi trường, còn bản thân mình không làm tổn hại tới môi trường , họ không nhận ra rằng những đồ vật mà mình sử dụng thường xuyên, thậm chí còn lãng phí lại được làm ra từ những nhà máy đó.