05 Mar

REshare.vn – Mỗi sáng, khi nhìn vào tủ quần áo đơn giản tinh tế của mình, bạn có thể phối một bộ đồ từ bất kỳ món đồ nào mình thích. Nhìn vào tủ đồ giống như một cửa hàng nhỏ xinh chỉ dành cho tôi vào mỗi sáng, và trong cửa hàng đó mọi món đồ đều hoàn hảo.

Thiệt không phải cường điệu khi nói rằng đến với thời trang bền vững làm đã thay đổi cuộc sống của tôi. Năm năm trước, tôi là một ví dụ kinh điển cho một tủ đồ đầy quần áo nhưng… không có gì để mặc. Tôi phát mệt vì mỗi sáng phải lục tung hết tủ quần áo, hy vọng kết hợp được bộ trang phục kỳ diệu từ đống hỗn độn. Điều này chẳng bao giờ thành hiện thực.

Thế rồi, tôi dần tìm hiểu về thời trang bền vững và lối sống tối giản. Sau đó, một sự khởi đầu mới cho tủ quần áo đơn giản tinh tế với một thay đổi căn bản. Tôi săm soi lại toàn bộ tủ đồ và chỉ giữ lại những mặt chiếc quần, áo mà tôi thích nhất. Những chiếc nào có thể kết hợp với nhau trong nhiều hoàn cảnh được giữ lại. Bất ngờ, tôi nhận ra rằng thật dễ dàng và hiệu quả để chọn và kết hợp đồ đạc vào buổi sáng. Điều này thật thú vị.

Nhưng, thật không may, cuộc đại tu tủ quần áo diễn ra một lần không tạo nên lối sống mới một cách lâu dài. Tôi đã tập trung vào chuyện làm thế nào để giảm bớt, nhưng không làm chậm tốc độ mua đồ mới!

Ờ thì, làm sao mà bạn có thể duy trì một tủ quần áo đơn giản tinh tế nếu bạn cứ đem về những món đồ mới nhanh hơn chuyện bạn bỏ đi những cái cũ cho được!

Vì thế, tôi đã quyết định thay đổi cách tiếp cận của mình về mua sắm. Thật sự là chuyện này không hề dễ dàng gì. Với kinh nghiệm nhiều năm săn hàng, mặc cả, theo đuổi gu thời trang luôn mới mẻ, hạn chế mua sắm là một cuộc chiến đầy cam go. Nhưng dần dần, tôi bắt đầu hình thành thói quen mới và tôi đã tìm ra cách để làm chậm tốc độ mua các món đồ mới. Để thành công trong nỗ lực theo đuổi thời trang bền vững, tôi bắt đầu thực hiện hành trình chậm lại quá trình mua sắm.

Đây là một số nguyên tắc giúp bạn chậm lại trong mua sắm để có một tủ quần áo đơn giản tinh tế:

1. Luôn đi mua sắm với một danh sách những gì cần mua

Trước đây, tôi đã từng bước vào cửa hàng, chỉ để trái tim mách bảo những gì mình yêu thích. Tôi thích lướt qua các shop bán hàng, chỉ cần tìm những gì bắt mắt. Chẳng có gì ngạc nhiên khi cuối cùng tôi ôm về mớ đồ trước đó chẳng có ý định mua.

Còn bây giờ, tôi luôn mua sắm cùng với một cái danh sách. Bằng cách lập danh sách trước, tôi tập trung vào những gì cần thiết và giới hạn phạm vi tìm kiếm. Không còn bận tâm dừng lại và trầm trồ tất cả các món đồ đẹp mắt. Nếu có thứ gì ngoài danh sách liệt kê, tốt nhất là không nên ngắm nghía. Nếu một món đồ nào đó nằm trong danh sách ư, tôi sẽ ưu tiên “ngâm cứu” món đồ đó.

2. Thử đi mua sắm một mình

Tôi có thể liệt kê hàng loạt món đồ không ưng ý đã mua khi đi shopping cùng bạn bè (hoặc chồng hoặc mẹ!). Tôi sẽ bị cuốn vào các khía cạnh xã hội của việc mua sắm, và để ý kiến ​​của người khác ảnh hưởng đến quyết định – thường thì tôi sẽ về nhà với món đồ mới và nghĩ, “ủa? Sao lúc đó mình lại mua cái này nhỉ?” Mua sắm một mình giúp tôi rõ ràng hơn nhiều. Tôi không bị phân tâm khi trò chuyện với người khác. Tôi không hỏi ý kiến người khác về món đồ của mình và buộc phải tự mình quyết định. Hơn nữa, thật ra bạn có thể có nhiều cách thú vị khác  để dành thời gian bên những người thân yêu hơn là đi mua sắm cùng nhau.

3. Tự hỏi bản thân: Tôi có thật sự yêu thích nó không?

Tôi thật sự thích món đồ đó? Nếu bạn chỉ thinh thích một chút, tại sao lại phải để tâm suy nghĩ? Tôi đã từng mua nhiều món đồ có vẻ thích và cuối cùng là sở hữu một tủ đồ đầy những thứ như vậy! Tự hỏi bản thân, tôi thật sự yêu món đồ này không? Đó là câu hỏi đầu tiên tôi tự hỏi mình mỗi khi cân nhắc mua hàng. Nó giúp tốc độ quyết định mua hàng giảm lại đáng kể và sau đó, tôi hài lòng khi đó là một món đồ mà tôi thực sự yêu thích.

4. Áp dụng luật “Ra một – vào một”

Một khi bạn hài lòng với số lượng hiện tại trong tủ đồ của mình, luật “ra một – vào một” sẽ là cách tuyệt vời để giữ cho tủ đồ không bị quá tải trở lại. Khi xem xét một món đồ mới, tôi phải quyết định xem món đồ nào sẽ được thay thế TRƯỚC KHI cho phép mình mua món khác. Nếu tôi không thể từ bỏ món đồ nào đang có để dành chỗ cho món đồ mới, thì có lẽ tôi chẳng thực sự cần đến nó.

5. Giảm nhiệt mua sắm

Tôi từng đi mua một món đồ nào đó, hí hửng mang về nhà, gỡ tem ra ngay và treo lên tủ một cách hiên ngang. Sau một tuần, tôi nhận ra món đồ này không thật sự phù hợp và thiết thực như mình nghĩ, và nhiều lúc hối hận lắm. Giờ thì tôi buộc mình phải dành thời gian, thường là một tuần để quyết định mua sắm. Đó là thời gian để sự háo hức giảm nhiệt, để nghĩ xem mình có thật sự thích không, và để nghĩ xem nó có dễ phối với những món đồ đã có không. Tôi không còn coi thời khắc mua hàng là lúc quyết định cuối cùng – thay vào đó, tôi nghĩ – chẳng có gì quá muộn khi mua sắm!

Mua sắm chậm không làm giảm đi thú vui mua sắm.

Học cách chậm lại thật sự làm tôi thích thú với chuyện mua sắm. Bây giờ, thay vì nghiện mua đồ mới cách vội vàng, tôi lại thích săn hàng. Tôi vui khi trì hoãn sự hài lòng và kiên nhẫn tìm cho ra món đồ thật sự ưng ý. Tôi tự hào khi mình ý thức và cân nhắc với chuyện mua sắm. Tuy thế, lợi ích thật sự là mỗi sáng, khi nhìn vào tủ quần áo đơn giản tinh tế của mình, bạn có thể phối một bộ đồ từ bất kỳ món đồ nào cũng làm mình thích. Nhìn vào tủ đồ giống như một cửa hàng nhỏ xinh chỉ dành cho tôi vào mỗi sáng, và trong cửa hàng đó mọi món đồ đều hoàn hảo.