25 Mar

REshare.vn -Sau khi quá trình thu gom và quyên góp sản phẩm quần áo cũ của REshare , các sản phẩm được quy tập trung tại kho xử lý để phân loại và làm sạch

Quá trình phân loại REshare chú trọng đến khả năng sử dụng lại của sản phẩm những mẫu hàng nổi tiếng độc lạ, cá tính, đậm chất thời trang này có thể là người tiêu dùng mặc lại được … Tuy nhiên có 1 đặc điểm chung là sản phẩm phải còn đủ chất lượng

REshare chia các nhóm chất lượng theo các tỉ lệ tương ứng theo độ mới , mẫu mã chất lượng vải ….Nếu các sản phẩm sau khi phân loại không đạt tiêu chuẩn tải sử dụng sẻ được chuyển sang khâu xã vãi hoặc băm thành bông sợi

Bước 1 – Chuẩn bị để vệ sinh quần áo

Bước chuẩn bị để vệ sinh quần áo cũ có 4 việc cần làm:

1.Kiểm tra các túi áo, túi quần của sản phẩm
Kiểm tra túi trước khi xử lý quần áo cũ

Việc kiểm tra các túi của sản phẩm khá là quan trọng, vì có thể trong túi áo túi quần vẫn còn lưu lại 1 số đồ vật. Những vật này có thể là 1 mảnh giấy, 1 miếng nhựa, 1 miếng kim loại nhỏ, chìa khóa, viết mực hay đồng xu…. Những thứ này có thể gây hỏng chiếc áo của bạn trong quá trình vệ sinh.

Hãy rút mặt trái của túi ra để chắc rằng bạn đã kiểm tra không còn gì trong các chiếc túi đó. Đây là bước không thể thiếu khi làm đúng cách xử lý quần áo hàng thùng.

2.Kiểm tra bề mặt quần áo

Sau khi kiểm tra các túi bạn nên kiểm tra bề mặt quần áo nhằm xác định rõ tình trạng của sản phẩm khi bạn bắt đầu xử lý. Đây cũng là bước quan trọng khi xử lý quần áo cũ

Xác định vị trí của các vết bẩn, vị trí bị rách nhỏ, để chuẩn bị cho việc vệ sinh nhanh chóng.

3.Kiểm tra các ký hiệu trên thẻ tag chăm sóc quần áo
Kiểm tra tag trước khi xử lý quần áo

Trước khi thực hiện bất kỳ hành động nào để làm sạch quần áo, bạn nên đọc nhãn chăm sóc trên quần áo. Thẻ tag chăm sóc quần áo được cung cấp các lưu ý khi giặt ủi, tùy theo đặc tính của quần áo từ nhà sản xuất. Đọc tag này sẽ giúp bạn chọn cách giặt ủi phù hợp nhất cho quần áo mà không làm hư bộ đồ của mình trong quá trình tái chế quần áo cũ thành mới

Các thẻ chăm sóc thường nằm trên cổ áo sơ mi và áo cánh sau, hoặc ở giữa lưng sau trên quần.

Dưới đây là ý nghĩa của các ký hiệu, biểu tượng giặt, ủi có trên tag chăm sóc quần áo:

Ký hiệu tag giặt ủi

Chí thích:

  1. Giặt, là thông thường
  2. Số chấm trong biểu tượng giặt ở nhiệt độ như thế nào là hợp lý. Một chấm là không quá 30 độ

Hai chấm là không quá 40 độ

Ba chấm là không quá 50 độ 

Bốn chấm là không quá 60 độ

Năm chấm là không quá 70 độ

  1. Biểu tượng này bạn không cần là, ủi quần áo. Vì quần áo đã được phủ 1 lớp hóa chất có tác dụng chống nhăn
  2. Biểu tượng này là giặt nhẹ nhàng. Thường là hàng len, lụa, vải voan… bạn nên chọn chế đột giặt riêng cho đồ len trong máy giặt. Hoặc bạn có thể giặt tay để an toàn nhất.

Kèm theo nhiệt độ tối đa 40 độ.

  1. Biểu tượng này là sản phẩm không nên giặt máy, được khuyến cáo giặt tay để đảm bảo độ bền.
  2. Biểu tượng này là không giặt, bạn nên đưa ra cửa hàng giặt ủi để giặt khô.
  3. Biểu tượng này là sản phẩm được sử dụng các chất tẩy rửa
  4. Biểu tượng này là sản phẩm không được sử dụng các chất tẩy rửa chứa Clo
  5. Biểu tượng này là sản phẩm không được sử dụng chất tẩy
  6. Biểu tượng sản phẩm cho phép sấy khô. Giữa biểu tượng có dấu chấm sẽ đại diện cho nhiệt độ cho phép khi sấy

Nếu có 1 chấm là sấy ở nhiệt độ thấp, 2 nhiệt độ trung bình, 3 chấm là nhiệt độ cao.

  1. Biểu tượng Không được sấy: Chỉ nên phơi khô tự nhiên
  2. Biểu tượng này là sản phẩm cho phép là ủi. Giữa biểu tượng có dấu chấm sẽ đại diện cho nhiệt độ cho phép khi ủi.

Nếu có 1 chấm là là ủi ở nhiệt độ thấp, 2 nhiệt độ trung bình, 3 chấm là nhiệt độ cao.

  1. Nếu có chữ “ F ” thì đó là giặt khô thường.

Nếu có chữ “ P ” là chỉ giặt khô.

  1. Biểu tượng này là sản phảm không cho phép giặt khô

Giặt ủi đúng cách, theo các ý nghĩa các biểu tượng sẽ giúp bảo quản và giữ độ bền sản phẩm ở mức tốt nhất trong quá trình thực hiện các cách xử lý quần áo hàng thùng

4.Sắp xếp sản phẩm theo màu, chủng loại để vệ sinh nhanh chóng
Phân loại quần áo cũ trước khi xử lý

Mỗi kiểu quần áo có tag chăm sóc khác nhau, chất liệu khác nhau, cách xử lý cũng khác nhau. Nên việc sắp xếp quần áo cũ theo màu, chủng loại sẽ giúp bạn tiết kiệm khá nhiều thời gian khi vệ sinh các sản phẩm này.

Sắp theo màu: Màu trắng, sáng nên sắp cùng nhau, giặt chung để tránh việc bị lem các vết bẩn ẩn trong các sản phẩm tối màu hơn. Các màu đậm hơn, màu tối sẽ được giặt riêng…

Sắp theo chất liệu: Len theo len, nhung theo nhung, dạ theo dạ. Sẽ giúp bạn xử lý nhanh hơn.

Bước 2 – Bắt đầu vệ sinh bề mặt sản phẩm

Bước 2 bạn sẽ có 3 việc cần làm để làm sạch các vết bẩn bên ngoài của sản phẩm.

1.Xử lý những vết bẩn trên quần áo cũ phát hiện được

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại chai xịt có thể tẩy các vết bẩn bằng cách xịt trực tiếp lên bề mặt vết bẩn rất tiện lợi.

Xịt dung dịch trực tiếp lên vết bẩn

Theo bước 1, khi bạn xác định được vị trí các vết bẩn, bạn nên sử dụng chai xịt trực tiếp vào vết bẩn đó. Hiệu quả bạn tẩy được vết bẩn sẽ cao hơn so với việc bạn chỉ cho áo vào máy giặt.

2.Bắt đầu giặt lần đầu quần áo cũ

Giặt quần áo của bạn bằng nước nhiệt độ thích hợp. Tùy thuộc chất liệu và đặc tính của quần áo, bạn sẽ phải sử dụng nhiệt độ nước thích hợp. Nếu không, bạn có thể làm cho quần áo bị nhỏ lại hoặc hư hỏng.

Giặt quần áo cũ

Trong phần này, những ký hiệu tag chăm sóc quần áo bên trên sẽ giúp bạn xác định cách giặt phù hợp. Ngoài ra bạn nên có 1 số chú ý nhỏ nữa:

  • Giặt thun cotton bằng nước lạnh, vì nước nóng có thể làm cotton co lại, áo bị nhỏ lại.
  • Giặt vải màu trong nước lạnh, vì nước nóng có thể làm cho chúng ra màu.
  • Có thể Cân nhắc giặt các loại vải jean không co giản hoặc chất liệu sợi tổng hợp trong nước ấm.
3.Làm khô quần áo

Sau khi giặt quần áo của bạn, bạn sẽ cần phải làm khô chúng. Tuy nhiên việc làm khô quần áo đúng cách cũng rất quan trọng, nếu không bạn dễ dàng làm hỏng chúng trong khâu này

Luôn đảm bảo phơi khô quần áo phù hợp với các biểu tượng, ký hiệu trên thẻ tag chăm sóc quần áo.

Có một số chất liệu quần áo bạn không bao giờ nên đặt trong máy sấy như là: áo tắm, áo ngực, những dạng quần áo đính hạt, xỏ chuỗi… Ngoài hư quần áo ra, bạn cũng có nguy cơ làm hỏng luôn máy sấy quần áo.

Phơi khô tự nhiên sau khi giặt quần áo cũ

Phơi khô tự nhiên cho bất kỳ quần áo hoặc vật liệu nào nghi ngờ.

Ngoài ra nên lật mặt trái áo để phơi, tránh phơi những giờ nắng quá gắt như từ 10h-14h cho 1 số chất liệu len, nhung, lụa. Qua đó sẽ đảm bảo độ bền cao cho sản phẩm.

Bước 3 – Vệ sinh chi tiết sản phẩm 

Ở bước này sẽ giúp xử lý toàn bộ những gì còn xót lại trên quần áo như khử mùi, diệt khuẩn, tẩy ố và xử lý những vết rách nhỏ chi tiết trên toàn bộ quần áo.

1.Tẩy ố, Diệt khuẩn và khử mùi

Ở bước này nhiều cách để tẩy ố, diệt khuẩn cũng như khử mùi quần áo.

Có thể sử dụng 1 chai nước tẩy khuẩn đủ mạnh, an toàn nhằm loại bỏ các vết ố còn xót lại, khử mùi triệt để.

Ngoài ra sau bước tẩy bằng dung dịch này, vẫn có thể giặt hấp sản phẩm để giảm mùi cũ, mùi lưu kho của sản phẩm hàng thùng.

REshare sử dụng giấm trắng cũng là 1 cách xử lý quần áo hàng thùng tốt, có công dụng tẩy mùi cho các sản phẩm có màu trắng. (không nên sử dụng các sản phẩm màu, vì có thể bị bay màu). Với tính axit vốn có trong giấm sẽ giảm nhanh mùi khó chịu của sản phẩm cũ.

2.May lại các vết rách nhỏ hoặc thiếu nút , nếu có
may các vết rách nhỏ là bước cuối trong cách xử lý quần áo hàng thùng
may các vết rách nhỏ là bước cuối trong cách xử lý quần áo cũ

Nếu bạn phát hiện những vết rách nhỏ hoặc cần thiếu mất 1 chiếc nút ở bước tìm kiếm trong bước 1. Đây là lúc hoàn thiện phần cuối cùng của sản phẩm.

  • May tay lại những vết rách trên chiếc áo khoác jean, áo khoác dạ.
  • May lại những chiếc nút bị thiếu với giá mỗi nút chưa đến 100đ
  • Sáng tạo ra 1 thứ mới lạ dự trên sự sai sót hoặc lỗi trên sản phẩm thành tác phẩm khác

Sau bước này REshare đã hoàn thành quy trình xử lý quần áo hàng cũ đúng cách cho 1 chiếc áo cũ hàng hiệu rồi đấy.