15 Jun

REshare.vn – Dịch Covid 19 khiến nền kinh tế thế giới chao đảo nhưng cũng qua đó mới khiến thế giới có cái nhìn khác về việc thay đổi trong chiến lược sản xuất kinh doanh , làm sao để giảm thiểu được tác động của sản xuất đến môi trường, liệu mô hình kinh doanh cũ có còn phù hợp trong bối cảnh hiện nay không?

Khái niệm về Trung hòa Carbon

Trung hòa Carbon là làm giảm sự gia tăng ròng khí thải nhà kính toàn cầu vào khí quyển do hệ quả từ các hoạt động kinh doanh hoặc khi vận hành các sản phẩm dịch vụ.

Thời trang và khí thải Carbon

Khi ngành thời trang được xếp vào nhóm ngành gây ô nhiễm thứ hai thế giới thì chúng ta cũng đủ hiểu rằng lượng khí thải Carbon lớn đến nhường nào. Ô nhiễm môi trường hiện nay đang là vấn đề nhức nhối trên toàn cầu, vì lẽ đó mà khái niệm ” kinh tế bền vững ” trở nên phổ biến hơn bao giờ hết.

Kinh tế phải đi lên

Đó là một điều hiển nhiên, ngành thời trang là một trong những ngành kinh tế thiết yếu, phục vụ cho nhu cầu của con người, dân số thế giới càng ngày càng tăng thì tất nhiên nhu cầu mặc ấm, mặc đẹp cũng tăng theo. Không chỉ giải quyết vấn đề ” mặc” , đây còn là ngành kinh tế giúp cho nhiều người lao động có công ăn việc làm ổn định với nhiều nhà máy, cơ sở xí nghiệp,…

Bạn cũng biết rằng thời trang sẽ cho mọi người biết bạn là ai, đến từ đâu, thuộc tầng lớp nào trong xã hội nên nó luôn được nhiều nhà thiết kế, nhà sản xuất và nhiều đối tượng khách hàng quan tâm, ưu ái.

Không chỉ có giá trị nghệ thuật mà còn đem lại lợi ích kinh tế, ngành công nghiệp thời trang tạo ra doanh thu 2,5 nghìn tỷ USD/năm, có quy mô rất lớn và tiếp tục phát triển nhanh chóng. 

Môi trường phải được bảo vệ

Song hành với phát triển kinh tế là bảo vệ môi trường. Thời trang đã tồn tại từ ngàn xưa, khi con người biết trồng trọt, chăn nuôi, thời trang khi ấy gắn liền với nông nghiệp, những tấm vải từ bông, lanh, tơ tằm,… được mua bán trên khắp thế giới như Trung Quốc nổi tiếng với “con đường tơ lụa”.

Trải qua hàng ngàn năm, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá mức để phục vụ cho nhu cầu của ngành công nghiệp thời trang.

Các doanh nghiệp, nhà sản xuất chỉ biết khai thác tài nguyên , tận dụng những gì có thể mà thiên nhiên đem đến mà không nghĩ tới nguồn tài nguyên này có giới hạn và nghiêm trọng hơn là khiến môi trường sống bị hủy hoại. Mọi người có biết rằng khí thải Carbon là nguyên nhân chính gây nên hiệu ứng nhà kính, và đó cũng là nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí hậu, chúng ta thấy thiên tai mỗi lúc một nhiều, khí hậu ngày càng khắc nghiệt hơn, đó là do đâu, có phải từ chúng ta mà ra không. Ngành công nghiệp thời trang là một trong những ” thủ phạm ” hàng đầu trong việc xả thải Carbon.

Chiến lược giảm lượng khí thải Carbon của các Thương hiệu thời trang

Những năm gần đây, khi nhận thấy môi trường có những chuyển biến rõ rệt thì các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân mới bắt đầu suy nghĩ đến việc đưa ra các biện pháp để vừa phát triển kinh tế vừa giảm tác động lên môi trường sống. Từ đó những cụm từ ” phát triển bền vững “, ” kinh tế tuần hoàn” được nhiều chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư áp dụng trong hoạt động của mình.

Sau đây là một số cam kết môi trường nổi bật được thực hiện bởi các nhà bán lẻ thời trang nhanh và ý nghĩa thực sự của chúng.

H&M

CAM KẾT: 100% NGUYÊN LIỆU VÀ SẢN PHẨM ĐƯỢC TÁI CHẾ HOẶC CÓ NGUỒN GỐC BỀN VỮNG VÀO NĂM 2030

Điều này có nghĩa là gì?Mục tiêu này là một phần kế hoạch của Tập đoàn H&M (bao gồm cả Arket, & Other Stories and Cos) nhằm trở thành hệ thống với 100% sản phẩm đều có thể tái sử dụng- Điều này nghĩa là một hệ thống mà tất cả các sản phẩm có thể được tái sử dụng hoặc phân hủy hoàn toàn. Hiện tại, 57% vật liệu của H&M đã được tái chế hoặc có nguồn gốc phù hợp với tiêu chuẩn của ngành, ví dụ như Chỉ số Bền vững Vật liệu (MSI).

Tác động thực tế mang lại:Việc H&M hướng tới hệ thống tuần hoàn tái chế và tái sử dụng là chìa khóa thay đổi mô hình kinh doanh hiện tại, vốn chủ yếu chỉ dựa vào việc tiêu thụ ngày càng nhiều càng tốt. Mặc dù việc tạo ra 100% sản phẩm của mình bằng vật liệu tái chế hoặc bền vững là một bước đi tích cực, nhưng công ty vẫn còn một con đường dài để hoàn toàn thay đổi hệ thống này.

CAM KẾT: H&M SẼ TRỞ THÀNH THƯƠNG HIỆU CÓ TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC LÊN MÔI TRƯỜNG

Điều này có nghĩa là gì? Hiện tại, H&M đang hướng tới mục tiêu bù đắp lượng carbon đã thải ra, cũng như cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính từ các hoạt động của chính mình xuống 40%, đồng thời đặt mục tiêu sử dụng 100% nguồn năng lượng tái tạo.

Tác động thực tế mang lại: Giảm lượng khí thải carbon là điều tiên quyết nếu ngành công nghiệp thời trang muốn giúp chống lại biến đổi khí hậu. Cam kết của H&M đi trước cả Hiến chương Công nghiệp Thời trang 2018 của Liên hợp quốc về việc giảm hoàn toàn lượng chất thải vào năm 2050.

UNIQLO

CAM KẾT: NÓI KHÔNG VỚI HÓA CHẤT ĐỘC HẠI TỪ NĂM 2020

Điều này có nghĩa là gì?Fast Retailing – chủ sở hữu của Uniqlo – đã cam kết loại bỏ hoàn toàn các hóa chất độc hại trong toàn bộ chuỗi cung ứng của mình. Doanh nghiệp này gần đây đã công bố danh sách các hóa chất bị cấm trên trang web của mình.Tác động thực tế mang lại: Cam kết của Uniqlo cho thấy sự ủng hộ chiến dịch Detox My Fashion của Greenpeace – một chiến dịch nhằm kêu gọi các thương hiệu giải quyết ô nhiễm nguồn nước do chất thải hóa học gây ra. Theo Ngân hàng Thế giới, 20% ô nhiễm nước công nghiệp ngày nay là do các hoạt động dệt nhuộm.

CAM KẾT: GIẢM 85% LƯỢNG NHỰA SỬ DÙNG 1 LẦN VÀO CUỐI NĂM 2020

Điều này có nghĩa là gì?Uniqlo đã chuyển từ túi nhựa sang túi giấy tại 12 quốc gia từ tháng 9 năm nay và loại bỏ bao bì nhựa trên một số mặt hàng. Điều này sẽ giúp giảm khoảng 7.800 tấn nhựa mỗi năm. Lợi ích của việc cấm túi nhựa đã được nhìn thấy rõ ràng ở các nước như Kenya và Rwanda.Tác động thực tế mang lại:Cắt giảm và thay thế túi nhựa là một cách đơn giản nhưng hiệu quả để các nhà bán lẻ loại bỏ lượng nhựa sử dụng một lần mà họ đang tiêu thụ hàng năm. Uniqlo cũng sẽ bán túi tái sử dụng thân thiện với môi trường như một phần của chiến dịch này.