10 Apr

Công nghệ không ngừng biến đổi, phát triển qua từng ngày, những cụm từ như “4.0”, “big data”, “nền tảng”,… đã không còn quá xa lạ gì với chúng ta. Ở thời đại này, mô hình kinh doanh dựa trên nền tảng đều có mặt khắp mọi nơi. Từ những công ty khởi nghiệp có giá trị nhất đang phá vỡ thị trường truyền thống cho đến những công ty lâu đời đã chuyển mô hình kinh doanh từ phương pháp tuyến tính truyền thống sang phương pháp dựa trên nền tảng. Vậy thì mô hình “ nền tảng” là gì thì chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Mô hình Platform:

Nền tảng là một giao dịch dựa trên việc kích hoạt sự tương tác tạo nên giá trị giữa các nhà sản xuất bên ngoài và người tiêu dùng. Nó cung cấp một cơ cấu hạ tầng mở và có tính hỗ trợ cho những tương tác này và thiết lập các trạng thái điều hành chúng. Mục đích tổng thể của nền tảng là tạo ra sự tương thích hoàn toàn giữa người dùng với sự thuận lợi trong trong việc trao đổi hàng hóa, dịch vụ hay tiền tệ, qua đó kích hoạt việc tạo ra giá trị cho tất cả những người tham gia.

Platform bao gồm 4 hoạt động
  • Cung cấp cơ sở vật chất cần thiết để bên mua và bên bán có thể thể kết nối và tham gia giao dịch (provide infrastructure)
  • Tạo điều kiện để kết nối người mua với người bán phù hợp từ đó kích thích các giao dịch diễn ra (matching producer and consumer and facilitating exchange)
  • Quản lý hoạt động giao dịch và người dùng dựa trên những bộ quy tắc và luật lệ riêng (governance)
  • Tìm cách hưởng lợi trên các giá trị được tạo ra (monetization)
Một nền tảng thường gồm 4 đối tượng chính:

Owner: Người sở hữu nền tảng, sở hữu các công nghệ, cơ sở vật chất tạo nên nền tảng và các luật lệ của nền tảng (Vd: Google là chủ sở hữu nền tảng Android)

Provider/Manager: Người quản lý giao diện/môi trường tương tác của nền tảng cung cấp nền tảng tới người tiêu dùng (Vd: Các công ty sản xuất điện thoại như Samsung, Xiaomi là provider của Android)

Producer: Đối tượng tạo ra các sản phẩm được giao dịch trên nền tảng (Vd: Các công ty tạo nên các app điện thoại)

Consumer: Người tiêu thụ/mua những sản phẩm được cung cấp trên nền tảng (Vd: người dùng điện thoại Android)

Tùy theo các platform khác nhau, các vai trò này có thể nhập lại:

Ví dụ:

  • Owner và Provider có thể là 1 như công ty Grab tự quản lý nền tảng super app Grab
  • Google cũng tự làm provider khi bán điện thoại Pixel
  • Hoặc chia tách ra phức tạp hơn như BAEMIN
  • Hay các nền tảng giao đồ ăn trực tuyến là kết nối 3 bên Cửa Hàng Ăn – Người Ăn – Tài Xế chứ không phải chỉ 2 bên như dịch vụ gọi xe Tài Xế – Người Đi Xe
  • Và như một người dùng (user) có thể đồng thời sắm nhiều vai trên cùng một nền tảng (Người cho thuê nhà trên AirBnb, có thể đồng thời làm người tiêu dùng khi đi thuê nhà khác ở)

Mô hình kinh doanh platform khác gì với mô hình pipeline truyền thống?

Trước hết nói nhanh về mô hình Pipeline. Cho đến trước thời đại internet, mô hình Pipeline là mô hình của đại đa số các công ty truyền thống. Để dễ hình dung, Pipeline có nghĩa là cái ống, và 1 cái ống thì gồm điểm đầu, điểm cuối và phần thân ống để dẫn vật chất đi qua.

Trong mô hình Pipeline, doanh nghiệp tự kiểm soát một chuỗi các hoạt động sản xuất theo chiều dọc, với nhiều bước để biến input (ví du: nguyên liệu thô, hóa chất, chai lọ…) thành sản phẩm hoàn thiện giá trị cao hơn (ví dụ: bình nước giặt OMO) và bán cho người dùng để thu lời dựa trên chênh lệch giữa giá trị bán ra sản phẩm hoàn thiện và giá vốn mua nguyên liệu thô.

Mô hình kinh doanh platform dựa trên việc tạo ra giá trị bằng cách kết nối các đối tượng tiềm năng và tạo ra giá trị bằng cách thúc đẩy tương tác giữa các đối tượng đó.

Vd: Sàn thương mại điển tử Lazada kết nối người bán OMO vs người cần giặt đồ và thu lời dựa trên hoa hồng của giao dịch mua bán OMO

Nền tảng quyên góp quần áo đã qua sử dụng

Ngày nay, nếu muốn tìm mua một chiếc dao cạo râu, người dùng chỉ cần lên Lazada, shopee hay xa xôi kỳ công hơn nữa là eBay, Amazon hay Alibaba. Có rất nhiều nhà sản xuất sẵn sàng phục vụ nhu cầu của bạn và chuyển hàng đến tận nhà. Hay với quần áo cũng vậy, Shopee, Lazada đang là những cái tên nổi bật nhất tại thị trường Việt Nam. Thay vì với mô hình kinh doanh truyền thống, khách hàng phải đến trực tiếp cửa hàng để mua sắm thì giờ đây chỉ với vài thao tác trên điện thoại, chủ cửa hàng sẽ ship quần áo đến tận cửa cho khách hàng.

Các ứng dụng như Shopee, Lazada đáp ứng nhu cầu mua sắm quần áo của khách vậy khi quần áo đã qua sử dụng, khách lại có nhu cầu giải quyết đống quần áo đó, chúng ta nên làm gì để đáp ứng mong muốn của khách hàng.

Bình thường thì chúng ta sẽ đem quần áo cũ đi quyên góp hoặc tái chế hoặc thanh lý lại bằng nhiều cách khác nhau nhưng vẫn sẽ có những bất cập xoay quanh vấn đề quyên góp quần áo theo phương pháp truyền thống. (https://blog.reshare.vn/tai-sao-chung-ta-can-mot-tu-quan-ao-tu-thien-online/)

Tại sao chúng ta không xây dựng một nền tảng mới nơi mà việc quyên góp sẽ được thực hiện nhanh chóng hơn, tiện lợi hơn, dễ dàng kiểm soát được nguồn quần áo hơn?